Tòa án Tòa_án_Nürnberg

Ảnh màu hiếm về phiên tòa ở Nürnberg, cho thấy các bị cáo được canh gác bởi Cảnh sát quân sự Hoa Kỳ

Tòa án Quân sự Quốc tế được bắt đầu vào ngày 19 tháng 11 năm 1945 tại Cung điện Công lý ở Nürnberg.[32][33] Phiên đầu tiên được chủ trì bởi thẩm phán Liên Xô Nikitchenko. Bản cáo trạng chống lại 24 tội phạm chiến tranh và 7 tổ chức – lãnh đạo của Đảng Quốc Xã, Nội các Đệ Tam Đế chế, Schutzstaffel (SS), Sicherheitsdienst (SD), Gestapo, Sturmabteilung (SA) và "Tổng tham mưu và Chỉ huy Cấp cao", bao gồm một vài cấp chỉ huy quân đội.[avalon 1] Các tổ chức này được coi là "tội phạm" nếu bị kết tội.

Bản cáo trạng gồm có bốn tội danh:

  1. Tham gia vào kế hoạch hay âm mưu tội ác chống lại hòa bình
  2. Lên kế hoạch, khởi xướng và tiến hành chiến tranh xâm lược và các tội danh khác chống lại hòa bình
  3. Tội ác chiến tranh
  4. Tội ác chống lại loài người

Danh sách dưới đây liệt kê các bị cáo, tội danh và phán quyết. Đối với từng tội danh, 24 bị cáo hoặc là bị buộc tội nhưng không bị kết tội (I), bị buộc tội và kết tội (G), hoặc không bị buộc tội (—):

ẢnhTênCáo trạngMức ánGhi chú
1234
Martin BormannIGGTử hình (vắng mặt)Người kế nhiệm Hess làm Bí thư Đảng Quốc xã. Tuyên án vắng mặt.[avalon 2] Thi thể được tìm thấy ở Berlin năm 1972 và được xác định chết ngày 2 tháng 5 năm 1945 (theo thông tin của Artur Axmann]]); được cho là bị giết khi chạy trốn khỏi Berlin trong những ngày cuối của cuộc chiến.
Karl DönitzIGG10 nămTư lệnh Hải quân Đức Quốc Xã từ 1943, kế nhiệm Raeder. Người khởi xướng chiến dịch U-boat. Trở thành Tổng thống Đức trong thời gian ngắn sau cái chết của Hitler.[avalon 3] Bị kết án thực hiện chiến tranh tàu ngầm không giới hạn vi phạm Hiệp ước Hải quân Luân Đôn thứ hai 1936, nhưng không bị trừng phạt vì tội danh đó bởi Hoa Kỳ cũng vi phạm điều luật này. Được thả ngày 1 tháng 10 năm 1945, chết ngày 24 tháng 12 năm 1980. Luật sư bào chữa: Otto Kranzbühler.
Hans FrankIGGTử hìnhLuật sư của Đảng Quốc xã, Toàn quyền Đức Quốc xã ở Ba Lan bị chiếm đóng 1939–45. Ăn năn hối cải.[avalon 4] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
Wilhelm FrickIGGGTử hìnhBộ trưởng Nội vụ của Hitler 1933–43 và là Bảo hộ công của Bohemia và Moravia 1943–45. Đồng tác giả của Luật Nürnberg.[avalon 5] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
Hans FritzscheIIITha bổngBình luận viên đài phát thanh nổi tiếng;Giám đốc Cục Báo chí Quốc nội (1938), Giám đốc Cục Truyền thanh thuộc Bộ Tuyên truyền Quốc Xã.[avalon 6] Released early in 1950.[34] Fritzsche có một sự nghiệp thành công trong đài phát thanh Đức, vì giọng của ông giống với giọng của Goebbels.[35] Chết ngày 27 tháng 9 năm 1953.
Walther FunkIGGGChung thânBộ trưởng Kinh tế (1937–1945); kế nhiệm Schacht làm Thống đốc Reichsbank, ngân hàng trung ương của Đức. Được thả ngày 16 tháng 5 năm 1957 vì lý do sức khỏe.[avalon 7] Chết ngày 31 tháng 5 năm 1960.
Hermann GöringGGGGTử hìnhThống chế Đế chế, Tổng tư lệnh của Luftwaffe 1935–45, Toàn quyền Kế hoạch bốn năm 1936–40, Chỉ huy trưởng Gestapo trước khi SS nắm quyền vào tháng 4 năm 1934. Ban đầu có thứ bậc cao thứ hai trong Đảng Quốc Xã và được chỉ định làm người kế vị Hitler, ông xảy ra mâu thuẫn với Hitler vào tháng 4 năm 1945. Sĩ quan Quốc Xã cấp cao nhất bị xét xử ở Nürnberg.[36] Tự tử đêm trước ngày thi hành án.[avalon 8]
Rudolf HessGGIIChung
thân
Phó Quốc trưởng Đức Quốc Xã cho đến khi ông bay đến Scotland năm 1941 nhằm đàm phán hòa bình với Anh. Bị bỏ tù kể từ đó. Sau xét xử, bị giam giữ tại Nhà tù Spandau, nơi ông tự sát năm 1987.[avalon 9]
Alfred JodlGGGGTử hìnhThượng tướng Wehrmacht, hạ cấp của Keitel và là Tư lệnh Hành quân của Bộ Tư lệnh Tối cao Wehrmacht 1938–45. Ký lệnh hành quyết không xét xử quân biệt kích Đồng Minh và cấp ủy Liên Xô.[avalon 10]Văn kiện Đầu hàng của Đức ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại Reims với tư cách đại diện của Karl Dönitz. Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946. Được Tòa án Bài trừ Quốc xã xóa tội năm 1953, nhưng rồi bị hủy bỏ.
Ernst KaltenbrunnerIGGTử hìnhViên chức SS cao nhất bị xét xử tại Nürnberg. Chủ tịch Văn phòng An ninh Chính Reich 1943–45, tổ chức Quốc Xã bao gồm dịch vụ tình báo (SD), Cảnh sát ngầm quốc gia (Gestapo) và Cảnh sát hình sự (Kripo) và có quyền lãnh đạo Einsatzgruppen. Phủ nhận tất cả cáo buộc.[avalon 11] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
Wilhelm KeitelGGGGTử hìnhChỉ huy trưởng của Bộ Tư lệnh Tối cao Wehrmacht (OKW) và là Bộ trưởng Chiến tranh 1938–45. Được biết với lòng trung thành tuyệt đối với Hitler.[37] Ký nhiều sắc lệnh yêu cầu quân binh và tù nhân chính trị bị hành quyết. Ăn năn hối cải.[avalon 12] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
Gustav Krupp von Bohlen und Halbach IIIKhông
phán quyết
Nhà công nghiệp lớn. C.E.O. của Friedrich Krupp AG 1912–45. Sức khỏe không phù hợp cho xét xử; bị liệt một phần từ năm 1941. Do một sơ suất, thay vì con ông Alfried (người điều hành Krupp hầu hết thời gian diễn ra chiến tranh), Gustav được chọn cho bản cáo trạng.[38] Các công tố viên cố thay thế con ông trong bản cáo trạng nhưng quan tòa bác bỏ do sắp đến phiên xét xử. Tuy nhiên, các cáo buộc chống lại ông vẫn còn trong trường hợp ông phục hồi (chết vào tháng 2 năm 1950).[39] Alfried bị xét xử trong một phiên tòa Nürnberg riêng (Phiên tòa Krupp) về việc sử dụng nô lệ, từ đó thoát khỏi những tội danh nặng hơn và khả năng bị xét xử.
Robert LeyIIIIKhông
phán quyết
Chỉ huy của Mặt trận Lao động Đức (DAF).

Tự sát ngày 25 tháng 10 năm 1945, trước khi tòa án bắt đầu. Bị cáo buộc nhưng không được tha hay kết tội do phiên tòa không diễn ra.

Konstantin von NeurathGGGG15 nămBộ trưởng Bộ Ngoại giao 1932–38, kế nhiệm Ribbentrop. Sau trở thành Bảo hộ công của Bohemia và Moravia 1939–43. Nghỉ phép từ 1941, ông từ chức năm 1943 do tranh chấp với Hitler. Được thả do sức khỏe yếu ngày 6 tháng 11 năm 1954[avalon 13] sau khi lên cơn đau tim. Chết ngày 14 tháng 8 năm 1956.
Franz von PapenIITha bổngThủ tướng Đức năm 1932 và Phó Thủ tướng dưới quyền Hitler năm 1933–34. Đại sứ Áo 1934–38 và đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ 1939–44. Tuy được tha bổng tại Nürnberg, von Papen bị phân loại là tội phạm chiến tranh năm 1947 bởi một tòa án giải Quốc Xã Đức, và phải nhận tám năm lao động khổ sai. Được tha bổng khi kháng án sau khi hai năm lao động.[avalon 14]
Erich RaederGGGChung thânTổng tư lệnh Kriegsmarine từ 1928 đến khi nghỉ hưu năm 1943, Dönitz kế nhiệm. Được thả (sức khỏe yếu) ngày 26 tháng 9 năm 1955.[avalon 15] Chết ngày 6 tháng 11 năm 1960.
Joachim von RibbentropGGGGTử hìnhThượng tướng SS. Đại sứ Anh 1936–38. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 1938–45.[avalon 16] Ăn năn hối cái.[40] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
Alfred RosenbergGGGGTử hìnhNhà lý luận và tư tưởng Học thuyết chủng tộc. Bộ trưởng Lãnh thổ Chiếm đóng phía đông 1941–45.[avalon 17] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
Fritz SauckelIIGGTử hìnhGauleiter của Thüringen 1927–45. Lãnh đạo của chương trình lao động nô dịch Đảng Quốc Xã 1942–45.[avalon 18] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946. Luật sư bào chữa: Robert Servatius
Dr. Hjalmar SchachtIITha bổngChủ ngân hàng và nhà kinh tế nổi bật. Chủ tịch của Reichsbank 1923–30 & 1933–38 và Bộ trưởng Bộ Kinh tế 1934–37. Thừa nhận đã vi phạm Hiệp ước Versailles.[avalon 19] Nhiều người ở Nürnberg cáo buộc người Anh đã giúp Schacht thoát tội để bảo vệ công nghiệp và tài chính Đức; Francis Biddle tiết lộ Geoffrey Lawrence khẳng định rằng Schacht, một "người đàn ông có tư cách", không hề giống những "tên du côn" khác trong tòa án.[41] Năm 1944, ông bị giam giữ trong một trại tập trung của Đức Quốc Xã, và phẫn nộ khi bị xét xử dưới danh một tội phạm chiến tranh.[42]
Baldur von SchirachIG20 nămĐứng đầu Hitlerjugend 1933–40, Gauleiter của Viên 1940–45. Ăn năn hối cải.[avalon 20]
Arthur Seyss-InquartIGGGTử hìnhMột phần của Anschluss và Thủ tướng Áo trong thời gian ngắn năm 1938. Cấp dưới của Frank tại Ba Lan 1939–40. Sau là Reichskommissar của Hà Lan 1940–45. Ăn năn hối cải.[avalon 21] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
Albert SpeerIIGG20 nămBạn và là kiến trúc sư ưa thích của Hitler. Bộ trưởng Quân bị từ 1942 đến khi cuối cuộc chiến. Ông cuối cùng phải chịu trách nhiệm cho việc sử dụng lao động nô lệ từ các vùng bị chiếm đóng cho sản xuất vũ khí. Ăn năn hối cải.[avalon 22] Ra tù ngày 1 tháng 10 năm 1966. Chết ngày 1 tháng 9 năm 1981.
Julius StreicherIGTử hìnhGauleiter của Franconia 1922–40, sau đó được từ bỏ chính quyền nhưng được Hitler cho giữ chức vụ chính thức. Nhà xuất bản tờ báo hàng tuần Der Stürmer bài Do Thái.[avalon 23] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tòa_án_Nürnberg http://www.allacademic.com//meta/p_mla_apa_researc... http://www.fredautley.com/nuremberg.htm http://www.highbeam.com/doc/1P2-3758012.html http://www.huffingtonpost.com/2014/08/24/henry-ger... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.versobooks.com/books/366-victors-justic... http://www.memorium-nuremberg.de/exhibition/visito... http://artemis.austincollege.edu/acad/history/htoo... http://www.fredonia.edu/org/jacksonsymposium/photo... http://nuremberg.law.harvard.edu/php/docs_swi.php?...